Bác sĩ tĩnh mạch
7 cấp độ trong suy tĩnh mạch chân

7 cấp độ trong suy tĩnh mạch chân

Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng của bệnh như tĩnh mạch giãn, phù chân, thay đổi sắc tố da và loét chân sẽ giúp chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm rất có ý nghĩa trong điều trị.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thanh Phong, Trưởng đơn vị Phẫu thuật Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM cho biết, suy tĩnh mạch là bệnh rất phổ biến. Thống kê của các nghiên cứu dịch tễ học thế giới ghi nhận, khoảng 30-40% dân số trưởng thành mắc bệnh này.

Bệnh lý tĩnh mạch biểu hiện ở nhiều giai đoạn từ giãn nhánh mạch máu nhỏ li ti như sợi chỉ đỏ đến giãn các mạch máu to ngoằn ngoèo dưới da; từ hoàn toàn không có tĩnh mạch giãn cho đến cẳng chân bị lở loét nặng, làm ảnh hưởng đến chức năng đi lại và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, bệnh còn có thể gây nên những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và theo dòng máu di chuyển về tim phải. Sau đó những cục máu này có thể được bơm lên động mạch phổi gây tắc động mạch phổi, trường hợp nặng có thể gây đột tử.

Do đó bệnh tĩnh mạch cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Mục đích của điều trị là cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn chặn nguy cơ từ suy tĩnh mạch nhẹ chuyển sang giai đoạn nặng cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể gây tàn phế hay ảnh hưởng đến tính mạng.

Theo bác sĩ Phong, bệnh suy tĩnh mạch có thể phát hiện qua các triệu chứng như đau nhức chân, mỏi chân, nặng chân, tê chân, cảm giác nóng chân, chuột rút về đêm. Các cảm giác khó chịu này tăng lên khi bệnh nhân đứng lâu hay ngồi lâu và giảm bớt khi bệnh nhân nằm gác chân cao hay mang vớ. Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh còn biểu hiện qua những dấu hiệu lâm sàng như các tĩnh mạch giãn, phù chân, thay đổi sắc tố da và loét chân.

Thực tế có nhiều bệnh nhân bị đau chân phù hợp với bệnh suy tĩnh mạch nhưng lại không có dấu hiệu lâm sàng hay ngược lại những người có tĩnh mạch giãn to dưới da nhưng lại không hề đau hay có dấu hiệu khó chịu ở chân khác. “Chính những biểu hiện không tương quan này làm cho người có bệnh chủ quan không đi khám và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm để đến phù nề, lở loét, thậm chí đe dọa đến tính mạng”, bác sĩ Lê Thanh Phong khuyến cáo.

Việc xác định các giai đoạn bệnh được dựa vào nhiều yếu tố. Trong đó phân chia cấp độ theo dấu hiệu lâm sàng là một trong những cách đánh giá quan trọng và rõ ràng, giúp lựa chọn được phương pháp điều trị ưu tiên cho bệnh nhân. Ví dụ từ suy tĩnh mạch độ 2 trở đi, bệnh nhân nên được điều trị tích cực bằng các phương pháp, trong đó điều trị xâm lấn nên được chọn lựa nếu phù hợp.

Sau đây là những hình ảnh minh hoạ cho các giai đoạn bệnh theo lâm sàng của bệnh lý tĩnh mạch được áp dụng trên thế giới:

Suy tĩnh mạch độ 0

image 1
Đôi chân của bệnh nhân suy tĩnh mạch độ 0. Ở giai đoạn này, bệnh đã có nhưng không có dấu hiệu suy tĩnh mạch lâm sàng được nhìn hay sờ thấy.

Suy tĩnh mạch độ 1

suy-tinh-mach-1a-ok-2544-1383110838.jpgsuy-tinh-mach-1b-ok-3741-1383110839.jpg
Giãn các tĩnh mạch mạng nhện ở dưới mắt cá trong. Các tĩnh mạch giãn nhỏ hơn 1 mm.Giãn tĩnh mạch mạng nhện nhỏ hơn 1 mm.
suy-tinh-mach-2a-ok-6986-1383110839.pngsuy-tinh-mach-2b-ok-3063-1383110839.jpg
Giãn tĩnh mạch mạng nhện ở vùng đùi, đường kính của tĩnh mạch giãn này nhỏ hơn 1 mm.Giãn tĩnh mạch mạng nhện nhỏ hơn 1 mm và giãn tĩnh mạch lưới nhỏ hơn 3 mm ở mặt sau vùng đùi.

Suy tĩnh mạch độ 2

suy-tinh-mach-do-2-JPG-8660-1383110839.jsuy-tinh-mach-do-2-1-9ok-6912-1383110840
Tĩnh mạch nông chân trái giãn ở mặt trong cẳng chân.Tĩnh mạch nông dưới da giãn to, ngoằn ngoèo, đường kính các tĩnh mạch giãn trên 3 mm.

Suy tĩnh mạch độ 3

suy-tinh-mach-cap-do-3-1-1918-1383110840suy-tinh-mach-cap-do-3-ok-1847-138311084
Hiện tượng phù ở bàn chân và cổ chân. Phù có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh suy tim, suy thận, xơ gan, suy dinh dưỡng… Phù trong tĩnh mạch thường xuất hiện khi đứng nhiều, sáng sớm thường không thể hiện, buổi chiều phù nhiều hơn và chỉ phù ở chân mà không có phù ở những vùng khác của cơ thể.Hiện tượng phù ở hai chân của bệnh nhân có những đường lõm ngang vòng quanh cổ chân do mang vớ. Ở cẳng chân hai bên có các tĩnh mạch giãn to.

Suy tĩnh mạch độ 4

suy-tinh-mach-cap-do-4-ok-5867-138311084suy-tinh-mach-4-2-8275-1383110841.png
Da vùng cẳng chân sậm màu kèm theo phù. Chú ý vết lõm sau khi ấn ngón tay ở mặt lưng bàn chân phải là biểu hiện của tình trạng phù chân. Mặc dù ở cẳng chân bệnh nhân này không có những tĩnh mạch giãn, song trên siêu âm Doppler mạch máu có hiện tượng trào ngược ở cả tĩnh mạch nông và sâu hai chân, chân phải nhiều hơn.Da vùng 1/3 dưới cẳng chân và cổ chân biến đổi, xơ bì, sừng hoá, xen kẽ vùng da sậm màu là vùng da mất sắc tố. Bệnh nhân này có giãn to các tĩnh mạch nông ở ngang gối.

Suy tĩnh mạch độ 5

suy-tinh-mach-6a-230-2943-1383110841.jpgsuy-tinh-mach-6b-270-5025-1383110841.jpg
Vết loét phía trên mắt cá ngoài đang tiến triển.Trong ảnh này là vết sẹo phía trên mắt cá ngoài của cùng bệnh nhân ở ảnh bên trái sau khi được điều trị tích cực 2 tháng.

Suy tĩnh mạch độ 6

suy-tinh-mach-7a-9ok-7625-1383110841.jpgsuy-tinh-mach-7b-5820-1383110841.jpg
Hai vết loét to ở mặt trong cẳng chân trái kèm với những vết loét nhỏ khác, da sạm màu và phù. Vết loét sâu và bẩn.Vết loét của bệnh nhân ở hình bên trái sau 2 tuần điều trị phẫu thuật. Vết  loét đang tiến triển tốt, đã đầy lên, thu nhỏ lại, sạch, và tình trạng phù đã hết.

Nguồn: https://vnexpress.net/nhan-biet-7-cap-do-benh-suy-tinh-mach-qua-anh-2902861.html