Cùng bác sĩ tìm hiểu về tĩnh mạch chân là gì? trong cơ thể con người có hai loại mạch máu chính: động mạch và tĩnh mạch. Động mạch dẫn máu có ô-xy và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Khi các cơ quan nhận hết chất dinh dưỡng và ô-xy, máu sẽ theo hệ tĩnh mạch để trở về tim.
Hệ thống tĩnh mạch chân
Hệ thống tĩnh mạch chân bao gồm: tĩnh mạch nông, sâu và xuyên.
Tĩnh mạch nông là các tĩnh mạch nằm ở dưới da và bên ngoài các khoang cơ của chân. Các tĩnh mạch sâu nằm sâu trong các khoang của cơ của chi dưới. Tĩnh mạch nông và sâu sẽ thông nối nhau qua các tĩnh mạch xuyên.
Bình thường máu tĩnh mạch chảy theo chiều từ dưới lên trên, và từ các tĩnh mạch nông về các tĩnh mạch sâu.
Hệ tĩnh mạch nông của chân có hai tĩnh mạch chính dễ bị bệnh đó là tĩnh mạch hiển lớn và bé. Ở người gầy, chúng ta có thể nhìn thấy một phần của các tĩnh mạch này có thể nhìn thấy ở mắt cá chân trong và ngoài ( hình 1).
1. Tĩnh mạch hiển lớn; 6. Tĩnh mạch hiển bé; 2,3,4,5; Các nhánh nông đổ về tĩnh mạch hiển lớn hay bé.
Hệ tĩnh mạch sâu bao gồm các nhánh nằm giữa các khoang cơ, hay trong cơ. Gồm nhiều nhánh ở bàn chân và cẳng chân, tập hợp máu đổ về tĩnh mạch khoeo và tĩnh mạch đùi.
1. Chậu ngoài, 2. Chậu trong, 3. Nếp bẹn, 4. Đùi chung, 5. Đùi, 6. Đùi sâu, 7. Hiển lớn, 8. Hiển bé, 9. Khoeo, 10. Tĩnh mạch xuyên, 11. Nhánh nối hiển lớn và bé, 12. Chày trước, 13. Chày sau, 14. Mác.
Trong đó: 7,8 là tĩnh mạch nông, 10 là các nhánh xuyên và còn lại là các tĩnh mạch sâu của chân.
(Nguồn: Anatomy of the lower limb venous system, Saphenous vein sparing technique, Zambinie et al. Used with permission of the autor).
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có tự khỏi? nếu không điều trị
Tìm hiểu “7 cấp độ trong suy tĩnh mạch chân“