Biểu hiện của chuột rút là co cơ, cứng cơ gây đau đớn, rất khó chịu, xảy ra đột ngột mang tính chất cấp tính. Chuột rút sẽ làm hạn chế vận động hoặc ngừng vận động. Chuột rút nhiều khi gây nguy hiểm, nhất là lúc đang bơi. Tuy nhiên không phải ai cũng có những cách làm đúng khi gặp trường hợp này để tránh đau đớn cho cơ thể.
Cùng Bác Sĩ Tĩnh Mạch xem qua một số cách xử lý kịp thời những cơn đau khi bị chuột rút ở chi dưới nhé!
Cần làm gì khi bị chuột rút?
– Nên ngừng vận động và không được cố sức vận động. Thả lỏng cơ thể để thư giãn phần cơ bắp đang bị co rút. Sau đó nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ bị đau.
– Nếu chuột rút ở đùi, nên nhờ người khác dùng một tay đỡ gót chân để làm cho đầu gối của bạn căng và thẳng, còn một tay ấn đầu gối xuống dưới. Sau đó xoa bóp vùng bị chuột rút.
– Chuột rút ở phần bắp chân: bạn hãy kéo thẳng chân ra đồng thời ấn mạnh phần cuối của bắp chân trên một mặt phẳng cứng, hoặc ngồi trên nền nhà duỗi thẳng chân cho phần bắp chân chạm nền.
– Chuột rút ở bàn chân: hãy cầm đầu ngón chân kéo nhẹ rồi đứng dậy và đứng thẳng người một lúc nhưng không cho gót chạm đất.
– Chuột rút ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.Dù bị chuột rút ở đâu thì sau khi sơ cứu tạm thời bạn không nên vận động nhanh nhé.
Nguyên nhân gây nên chuột rút?
Chuột rút có thể do nhiều bệnh gây ra, trong đó có bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới với đặc điểm điển hình:
– Chuột rút do suy tĩnh mạch chi hay gặp nhiều ban đêm, đi kèm với hiện tượng tê bì, chân bồn chồn không yên.
– Chân bị nặng khi đứng lâu hoặc đi lại nhiều.
– Ở một số người giãn tĩnh mạch nông sẽ nhìn thấy phần tĩnh mạch nổi xanh, tím dưới da với nhiều kiểu:mạng nhện, gân xanh to, nổi xù xì, chàm da xạm da…
Để chẩn đoán chính xác bệnh, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải tiến hành thực hiện qui trình siêu âm huyết động học. Qua đó Bác sĩ sẽ đánh giá được tình hình bệnh để đưa ra hướng điều trị kịp thời nhất, tránh tình trạng bệnh nặng thêm.